CHUYÊN NGHIỆP – UY TÍN – GIÁ CẢ CẠNH TRANH – BẢO HÀNH DÀI HẠN

Tất cả bài viết

Chia sẻ tin mới

KIẾN BA KHOANG – LOÀI KIẾN NGUY HIỂM

Mùa mưa, là môi trường thuận lợi để kiến ba khoang sinh sôi, phát triển. Hãy cùng SVPC tìm hiểu về mối nguy hiểm và cách phòng chống chúng.

Thông tin chung về loài kiến ba khoang

Đặc điểm hình thái.

Kiến ba khoang là một trong số những loài kiến có cánh. Chúng có tên khoa học là Paederus Fuscipes Curtis. Ở Việt Nam, chúng còn được gọi là kiến gạo, kiến kim… tùy theo từng miền bởi dựa vào đặc điểm nhận dạng bên ngoài.

Chúng là loài có thân hình thon dài từ 0,7 đến 1cm, chiều ngang có thể từ 2 đến 5mm, trông giống như hạt thóc. Kiến ba khoang có 6 chân, bụng có từng đốt, thon nhọn phần đuôi. Mặc dù có cánh nhưng chúng lại ít sử dụng nó, ngược lại chúng bò rất nhanh.

Chúng có đầu, bụng dưới màu đen, ngực và bụng lại có màu đỏ. Vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, hơi óng ánh màu xanh. Phần đầu của chúng khá nhỏ, có hai râu đơn chia thành các đốt, mở rộng về phía trước.

Một đôi cánh trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới cánh cứng.

Kiến ba khoang sống ở đâu?

Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng.

Ở Việt Nam, chúng được phát hiện cách đây vài năm ở các khu chung cư cao tầng: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này thường xuất hiện vào mùa thu. Thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa, với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm.

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ kiến ba khoang

Trong thân kiến có chất Pederine (C24H43O9N). Có thể gây cháy, bỏng da giống như chất cangtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở “con giời”.

Pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng. Hơn nữa, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da vào khiến mức độ tổn thương tăng cao”.

Tùy theo mức độ xâm nhập của độc tố. Thường những vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, ngực, vai, gáy… sẽ chịu tổn thương cao hơn.

Những vết bỏng rát, nổi mụn nước, kéo thành vệt hay thành mảng, theo chiều tay quệt  sẽ gây đau, xót và khó chịu.

Nhiều người còn có triệu chứng sốt, nổi hạch…ở vùng da lân cận, rất nguy hiểm.

Đã có không ít các trường hợp phải nhập viện điều trị, do bị kiến ba khoang đốt.

Khi bị kiến ba khoang đốt cần làm gì?

Chất độc khi bị chúng đốt rất nguy hiểm. Vì vậy không nên sử dụng thuốc điều trị zona hay giời leo để bôi. Cũng không sử dụng các loại thuốc dân gian, lá cây để đắp lên vùng da đó. Vì sẽ dễ bị nhiễm trùng, vết thương có thể sâu và lan rộng, lở loét nặng hơn.

Hãy bình tĩnh, tới các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị. Lựa chọn những loại thuốc uống hoặc bôi cho phù hợp, nhằm hạn chế các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Hãy đi kiểm tra và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh kiến ba khoang

Trước tình trạng kiến ba khoang đang tấn công tại nhiều khu dân cư. Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, nếu kiến ba khoang xuất hiện nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng. Vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng trong nhà, nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn, cần tránh và đứng xa chúng.

Ngoài ra, người dân có thể ngăn cản chúng vào nhà bằng cách:

+ Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào;

+ Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này;

+ Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng.

+ Ban đêm tắt bớt các bóng đèn không cần thiết;

+ Mắc màn ngủ tránh côn trùng có điều kiện tiếp xúc.

+ Với mật độ kiến nhiều, phun thuốc  tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà có tác dụng xua và diệt chúng.

+ Ngoài ra cũng có thể lựa chọn và tham khảo thêm các dịch vụ diệt kiến để vệ sinh chỗ ở, nhà kho…tránh kiến làm tổ, phát triển.

Yêu cầu khảo sát báo giá dịch vụ miễn phí. Gọi ngay 0909.34.22.64 !