Triệu chứng điển hình của bệnh Tay chân miệng.
Trẻ bị bệnh chân tay miệng thường xuất hiện các triệu chứng bao gồm sốt, tổn thương da, xuất hiện các nốt đỏ, mụn nước ở họng, miệng, lòng bàn tay. Bệnh có thể tiến triển qua các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn ủ bệnh (3 – 6 ngày): Trẻ bị sốt nhẹ hoặc cao, mệt mỏi, đau họng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn,tiêu chảy.
- Giai đoạn khởi phát (bắt đầu sau 1 – 2 ngày từ khi nhiễm): Trẻ xuất hiện phát ban dạng mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các mụn nước có màu xám, hình bầu dục, không đau, không ngứa.
- Giai đoạn toàn phát (từ ngày thứ 8 – 10): Trẻ bị loét miệng ở niêm mạc má, lợi, lưỡi. Các loét gây đau khi ăn và quấy khóc. Ngoài ra, có các dấu hiệu nặng như rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, nôn.
Để phòng ngừa các bệnh này quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ phun thuốc xát khuẩn môi trường và phun thuốc diệt muỗi

Triệu chứng điển hình của bệnh Sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết thường không gây ra triệu chứng nghiêm trọng và phần lớn người bệnh sẽ khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Chúng thường bắt đầu xuất hiện sau 4 – 10 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài trong 2 – 7 ngày. Sốt xuất huyết nhẹ bao gồm những triệu chứng như:
- Sốt cao (40°C).
- Đau đầu dữ dội.
- Đau cơ và khớp.
- Buồn nôn.
- Phát ban.
Những người đã có tiền sử mắc sốt xuất huyết khi mắc lại sẽ có nguy cơ gặp phải các triệu chứng nặng hơn. Đặc biệt, một số triệu chứng nghiêm trọng của sốt xuất huyết sẽ xuất hiện sau khi đã hết triệu chứng sốt như:
- Đau bụng nặng.
- Nôn mửa liên tục.
- Thở nhanh.
- Chảy máu nướu hoặc mũi.
- Máu trong chất nôn hoặc phân

Cách phân biệt các triệu chứng ở bệnh Tay chân miệng và Sốt xuất huyết
Để nhận biết và điều trị đúng bệnh, việc hiểu rõ và phân biệt các điểm khác biệt giữa sốt xuất huyết và tay chân miệng là rất quan trọng. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa hai bệnh này:

Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ khi bị Sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn đến khu vực có dịch sốt xuất huyết và bị sốt cao. Kèm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, khó thở, hoặc có máu trong mũi, nướu, chất nôn hoặc phân. Hãy đến trạm y tế ngay lập tức để điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho chính mình.
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ khi bị Tay chân miệng.
Nếu trẻ em dưới 6 tháng tuổi và hệ miễn dịch còn yếu nó có thể trở nặng vì vậy ba mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
