CHUYÊN NGHIỆP – UY TÍN – GIÁ CẢ CẠNH TRANH – BẢO HÀNH DÀI HẠN

Tất cả bài viết

Chia sẻ tin mới

loai-kien1

Những điều thú vị về loài kiến mà bạn chưa biết

Theo thống kê từ các nhà khoa học. Hiện nay trên thế giới có khoảng 12,500 loài kiến. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều loài kiến như: kiến đen, kiến hôi, kiển lửa, kiến ba khoang… Sau đây SVPC sẽ cung cấp những kiến thức về loài kiến cho các bạn nhé.

Trong bài viết này, hãy cùng SVPC tìm hiểu kĩ hơn những điều thú vị về loài kiến mà bạn chưa từng biết.

Xem thêm: Công ty TNHH Diệt mối Và Côn Trùng Sao Việt

loai-kien2

Cấu tạo đặc biệt trên cơ thể loài kiến

Phần đầu của kiến:

Đầu của kiến có 2 cặp “angten” hay còn gọi là râu, mắt và miệng. Hai chiếc râu này có nhiệm vụ cảm nhận mùi vị, nhận biết môi trường xung quanh. Nó còn có thể chuyển động thường xuyên để định hướng và tìm kiếm thức ăn.

Đôi hàm ở miệng kiến, cấu tạo cực kì chắc khỏe. Đặc biệt là hàm dưới thường được sử dụng với chức năng chính để vận chuyển thức ăn, tự vệ, xây dựng tổ…

loai-kien3

Phần ngực của kiến

Ở phần ngực của kiến, có chứa 3 cặp chân. Quan sát kĩ sẽ thấy phần dưới cùng của chân, có dạng móc, giúp cho kiến bám chắc và dễ dàng leo trèo hơn. Đa số loài kiến không có cánh, nhưng những con kiến chúa. Kiến đực thì khác, đôi cánh trên thân của chúng ở ngực dùng để giao phối.

Phần bụng kiến

Ở phần bụng kiến, chứa cơ quan tiêu hóa, sinh sản… Đa số phần bụng có kim châm, đây chính là vũ khí để kiến bảo vệ bản thân và bảo vệ tổ một cách đắc lực.

Loài kiến ở hữu những điều đặc biệt mà côn trùng khác không có

Sở hữu sức mạnh vô cùng phi thường

Là một loài côn trùng nhỏ bé, nhưng kiến lại có sức mạnh vô cùng phi thường. Chúng ta có thể thấy, một chú kiến có thể chở được một hạt thóc ở trên lưng. Đa số các loài kiến có thể mang được một vật có trọng lượng nặng gấp 50 lần trọng lượng của cơ thể. Sở dĩ chúng có được sức mạnh phi thường này, là nhờ phần cơ bắp dày, to hơn so với tỉ lệ cơ thể.

Nhận diện ra nhau bằng mùi

Kiến là loài có tập tính xã hội cao, sống theo bầy đàn với số lượng từ hàng trăm đến hàng nghìn con. Thường thì những con kiến ở trong tổ sẽ có những mùi hương riêng biệt. Đây sẽ là đặc điểm nổi bật cũng như tín hiệu để những con kiến khác nhận diện được, mình đang ở đúng hay sai tổ.

Có phải kiến đực sẽ trở thành thức ăn của kiến chúa.

Trong mỗi một tổ, con kiến đực và con kiến chúa đều có cánh. Đôi cánh này được chúng sử dụng để bay ra ngoài và giao phối với nhau. Vòng đời của con kiến đực khá ngắn, chúng sẽ chết sau khi giao phối xong. Khi chết, phần cánh và cơ bắp của kiến đực sẽ là nguồn thức ăn của kiến chúa. Duy trì sự sống để kiến chúa đẻ trứng, sinh ra những con kiến thợ khác.

loai-kien5

Tuổi thọ của loài kiến được phân theo cấp bậc

Nếu như con kiến chúa có thể sống lên tới 10 năm ở điều kiện sống ổn định. Còn con kiến đực lại chỉ có thể sống được 1 tuần sau khi trưởng thành. Sau khi chúng giao phối xong thì sẽ chết. Còn kiến thợ, mặc dù miệt mài lao động đẻ duy trì tổ, chăm sóc kiến chúa và trứng kiến, kiếm ăn… Nhưng chúng cũng chỉ sống được vài tháng mà thôi.